Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Trời ơi, đừng quá tin những gì mình chém gió!

Trời ơi, đừng quá tin những gì mình chém gió!

Ngày xửa ngày xưa, mình từng được nghe một câu chuyện cười như thế này.

Cô giáo:
- Người khôn ngoan luôn luôn biết nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn.

Bất ngờ một học sinh đứng lên:
- Thưa cô! Cô tin chắc chứ?
Cô giáo:
- Chắc chắn!

Nội dung câu chuyện có phần hơi… nhảm nhí, vô thưởng vô phạt. Tuy nhiên, nó có một tư tưởng rất đúng đắn.

Người khôn ngoan luôn luôn biết nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn

Người đọc bài viết này có thể là bạn đọc lâu năm của Code Dạo, hoặc là tình cờ lạc vào blog. Hôm nay mình bỏ công ra viết một bài dài lê thê chỉ để khuyên nhủ các bạn một điều:

Trời ơi, đừng quá tin những gì mình chém gió!

Tại sao vậy?? Các bạn cứ đọc thì biết.

 

Trên đời nào *éo có gì đúng hoàn toàn!

Người ta bảo là trên đời này không chỉ có màu trắng và màu đen, mà còn có màu xám. Một vấn đề không chỉ có một, mà có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.

Do vậy, mọi lời khuyên mà mình đưa ra trên blog đều chỉ mang tính tương đối, còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh chứ không thể áp dụng trong mọi tình huống được. Bên Tây bọn nó có một câu là No Silver Bullet, không có giải pháp hoàn hảo cho tất cả mọi vấn đề.

Triết lí “No Silver Bullet” của các bạn Tây lông

Nếu để ý kĩ, các bạn cũng sẽ thấy trong bài viết mình luôn dùng từ “đôi khi”, “nhiều khả năng”, “nên” làm chứ không bao giờ khẳng định chắc chắn.

Cuộc sống mỗi người mỗi khác, mỗi người có một trải nghiệm và góc nhìn khác nhau. Bài viết của mình dựa theo những trải nghiệm và góc nhìn của chính mình (Điển hình như các bài viết PHP là ngôn ngữ rẻ tiền, Cắm đầu vào code là cách ngu nhất).

Do vậy, có thể bạn sẽ không đồng ý với những gì mình viết vì trải nghiệm cũng bạn khác, góc nhìn của bạn cũng khác. Điều đó chẳng sao cả, trong cuộc sống này làm *éo có cái gì đúng hoàn toàn nhỉ!

Mình cũng chỉ là thằng cốt đơ quèn vài năm kinh nghiệm

Trong ngành lập trình, kiến thức là vô biên và luôn luôn thay đổi. Trong khi đó, hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân của mình là có hạn.

Thật lòng mà nói thì mình chỉ là thằng coder quèn 4 năm kinh nghiệm chứ không phải siêu nhân

Mặc dù mình đã cất công tìm hiểu kĩ khi viết từng bài viết, nhưng sẽ có những điều mình chưa hiểu rõ, hoặc hiểu sai. Càng học nhiều, mình càng tự thấy kiến thức của mình có hạn. Kinh nghiệm mình cũng chưa quá nhiều để nói về những vấn đề sâu xa trong ngành.

Bản thân mình vẫn hay học hỏi những cái hay ho từ các “cụ già” đã có thâm niên hàng chục năm trong nghề như Martin Fowler, Uncle Bob, Joe on Software. Tiếc là ở Việt Nam không có nhiều cây đa cây  như vậy, nổi tiếng nhất chắc là Blog công nghệ của giáo sư John Vũ.

Hãy nhìn một người nổi danh như bác Martin Folwer. Bác đã code vài chục năm, nói ở hàng chục hội thảo, xuất bản vài cuốn sách, vậy mà đôi lúc còn không quá tự tin với những lời khuyên mình đưa ra.

Ảnh bác Martin Fowler đang “chém gió” về Agile

Việc một thằng coder chỉ mới đi học/đi làm khoảng 3-4 năm như mình có những lúc sai sót cũng là chuyện bình thường.

Kiến thức không phải là bất biến

Một điều khác mình đã nói rất nhiều lần trên blog: Kiến thức trong ngành lập trình rất nhanh thay đổi và dễ lỗi thời.

Điều từng đúng trong quá khứ bây giờ không còn đúng nữa, ví dụ như:

  • Mình từng chê JavaScript là thứ ngôn ngữ sida, cùi bắp. Tuy nhiên, với chuẩn ES6, JavaScript đã trở nên mạnh mẽ và “sạch” hơn nhiều.
  • Ngày xưa chỉ cần biết JS, jQuery là có thể làm trùm Front-end, nay đã có React, Angular, Webpack và vô vàn thứ trời ơi khác nữa.
  • Ngày xưa, xây dựng phần mềm phải làm toàn bộ từ đầu. Ngày nay đã có rất nhiều framework, hỗ trợ quá trình lắp ráp.
  • Những ngày đầu, phần cứng rất dắt, lập trình viên rẻ, lập trình viên giỏi là người optimize phần cứng tốt nhất.
  • Bây giờ, phần cứng rẻ, lương lập trình viên lại mắc, lập trình viên giỏi là người viết code clean, dễ mở rộng và bảo trì nhất. (Các hệ thống siêu siêu lớn như Facebook, Google lại là vấn đề khác).

Nếu không cẩn thận, ta rất dễ “lạc trôi” giữa vòng xoáy công nghệ

Kết luận

Điều cuối cùng mình muốn nhắn nhủ là:

Những điều mình viết ra là kiến thức của mình. 
Việc đọc blog không giúp bạn biến kiến thức đó thành của các bạn. 
Tin tưởng mình một cách mù quáng cũng chính là thiếu trách nhiệm với bản thân. 
Chỉ có luôn luôn nghi ngờ, tự đào sâu nghiên cứu thì kiến thức đó mới trở thành của các bạn được.

Assume-Nothing-Question-Everything-e1450318509586

Mình cũng đã từng cảnh báo về chuyện này trong bài viết Hai sai lầm lớn nhất trong quá trình học lập trình

Tất nhiên, những lời khuyên này không chỉ áp dụng cho blog toidicodedao, mà còn áp dụng cho những lời khuyên của bạn bè, thầy cô, cấp trên nữa nhé!

Đừng bao giờ mù quáng tin vào những câu phía dưới, có ngày hối hận sml ấy:

  • Cô em bảo học giỏi thuật toán lương sẽ cao
  • Thầy em bảo học cái ABC (Win Form, Web Form) dễ tìm việc
  • PM bảo em OT nhiều sẽ được lên senior”

Nói tóm tắt lại là: Ở trên đời, đừng tin bố con thằng nào cả! Hãy luôn nghi ngờ, sau đó sử dụng tư duy và não bộ để kiểm chứng nhé!

 

Nguồn: Toidicodedao.com

Similar blogs

Hot Blogs

Similar jobs