Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Google bị website cung cấp lời bài hát Genius cáo buộc ăn cắp nội dung

Google bị website cung cấp lời bài hát Genius cáo buộc ăn cắp nội dung

Vào tháng 12/2014, Google tung ra một tính năng mới cho phép người dùng xem lời của bài hát họ vừa tìm trực tiếp ngay phía trên các kết quả tìm kiếm. Tính năng này nhằm giúp người dùng tìm chính xác thứ họ muốn tìm mà không phải lướt qua hàng chục kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, theo một bản tin được đăng tải gần đây trên tờ Wall Street Journal thì Google đã bị cáo buộc đánh cắp lời bài hát bởi Genius Media Group, và lời cáo buộc này xuất hiện chỉ hai tuần sau khi có thông tin rằng Bộ Tư pháp Mỹ đang dự định sẽ tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền liên quan Google.

Genius khẳng định Google đã "chôm" lời bài hát trực tiếp từ website của họ trong suốt nhiều năm trời. Công ty này đã thông báo với Google về vấn đề từ năm 2017, trong đó cảnh báo gã khổng lồ tìm kiếm rằng việc tái sử dụng bản dịch lời bài hát từ website Genius là hành động vi phạm luật chống độc quyền.

Genius nói rằng họ quyết định sử dụng một hệ thống watermark (dấu chìm) đặc biệt trong các lời bài hát được đăng trên website của mình, mà khi phiên ra mã Morse sẽ được dòng chữ "Red Handed". Nhờ hệ thống watermark độc đáo này mà công ty đã phát hiện ra hơn 100 lời bài hát bị Google lấy trực tiếp từ website Genius.

Google bị website cung cấp lời bài hát Genius cáo buộc ăn cắp nội dung - Ảnh 1.

Phản hồi lại lời cáo buộc, Google khẳng định họ không tạo ra lời bài hát hiển thị trong "hộp thông tin" phía trên kết quả tìm kiếm. Thay vào đó, những lời bài hát này được cấp phép từ nhiều đối tác khác nhau. Gã khổng lồ tìm kiếm nói thêm rằng hiện đang tổ chức một cuộc điều tra về vấn đề này và sẽ chấm dứt thỏa thuận hợp tác với các đối tác "không tôn trọng luật pháp". LyricFind, công ty từng ký kết thỏa thuận cấp phép kéo dài nhiều năm với Google vào năm 2016 để hiển thị lời bài hát trong kết quả tìm kiếm, cũng phủ nhận việc lấy trộm lời bài hát từ Genius.

Theo dữ liệu từ Jumpshot, một công ty phân tích web, gần 62% số lượt tìm kiếm Google trên di động vào tháng 3 vừa qua không kết thúc bằng việc người dùng bấm vào kết quả tìm kiếm. Với "hộp thông tin", Google đang tìm cách mang lại cho người dùng các dịch vụ một cách trực tiếp, thay vì gợi ý họ bấm vào kết quả tìm kiếm dẫn đến các website khác. Chính điều này đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể lưu lượng truy cập đối với website của nhiều công ty. Trên desktop, gần 35% số lượt tìm kiếm Google kết thúc với việc... người dùng chẳng hề bấm vào kết quả tìm kiếm nào.

Tham khảo: AndroidCentral

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs