Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Vì sao Microsoft Stack chưa bị khai tử? (Phần 2)

Vì sao Microsoft Stack chưa bị khai tử? (Phần 2)

Vì sao Microsoft Stack chưa bị khai tử? (Phần 1)

Ngày hôm nay, chúng ta có nhiều sự lựa chọn để viết các phần mềm chất lượng hơn hẳn so với 10 năm trước. Đó chắc chắn là một điều tốt, sự cạnh tranh thúc đẩy những đối thủ lớn (như Google, Apple, Amazon, và Microsoft) không ngừng sáng tạo và không thể chủ quan. Microsoft đã thể hiện ý chí thích nghi và đang dần hoà hợp với các xu hướng công nghệ hiện nay.

 

Những sự phát triển đáng hoan nghênh này đến từ một công ty đã từ lâu thiết lập những quy trình bài bản về việc công bố các phần mềm được kiểm nghiệm. Lựa chọn Microsoft stack đem đến sự hào hứng khi được làm việc với ngôn ngữ lập trình và framework hiện đại, cộng với sự vững chắc của việc được bảo vệ bởi Microsoft, một “tên khổng lồ phần mềm” đã có kinh nghiệm hàng thế kỷ trong ngành. Và hôm nay, chúng ta sẽ đến với 3 lý do tiếp theo của bài viết “Vì sao Microsoft Stack chưa bị khai tử?”.

 

 #5: Dễ dàng kiểm nghiệm

 

Chắc hẳn, rất nhiều lần bạn chứng kiến các phần mềm biến thành những hộp đen không động vào được. Điều này xảy ra vì chúng không được thiết kế với những bài kiểm nghiệm trước, và không ai muốn dính vào mớ lộn xộn của những dòng mã lệnh vì nỗi sợ “làm hỏng thêm một số thứ nữa”. Microsoft Stack luôn được thiết kế với định hướng có khả năng kiểm nghiệm. ASP.NET MVC đã tạo nên sức hút nhờ dependency injection, và trong phiên bản 5, dependency injection sẽ được đưa vào framework.  Ở tầng giữa cũng có một câu chuyện tương tự: chúng ta sử dụng dependency injection để ngắt liên kết hệ thống xử lí (implementation) với thiết bị ghép nối (interface), giúp chúng ta tráo đổi những phương cách sản xuất với các bản mô phỏng trong quá trình kiểm nghiệm. Thậm chí trên phương diện nền tảng dữ liệu, có các Công cụ Phục vụ Dữ liệu SQL đi kèm với khuôn mẫu để kiểm nghiệm stored procedure layer. Kiểm nghiệm là một phần không thể tách rời trong quá trình phát triển phần mềm ngày hôm nay, và Microsoft stack được hỗ trợ đặc biệt phù hợp cho thực tế này.

 

 

#6: Hệ sinh thái Hỗ trợ đến từng chi tiết

 

Nói về sự hỗ trợ, sẽ tốt nếu như có nhiều sự lựa chọn, từ các diễn đàn cộng động cho đến từng cá nhân làm việc trực truyến trên Server của bạn. Hệ sinh thái trực tuyến của sản phẩm Microsoft là một trong những hệ sinh thái lớn nhất trong toàn ngành. Dù sao đi nữa, Microsoft được xây dựng bởi Bill Gates, một kỹ sư phần mềm, người hiểu được rằng khả năng thích ứng rộng rãi với các nhà phát triển phần mềm là chìa khoá cho sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm Microsoft. Điều đó có nghĩa: cung cấp cho các chuyên gia phần mềm NHIỀU sự hỗ trợ.

 

Microsoft là một trong những công ty tiên phong cho xu hướng vận động nhân viên chia sẻ trên blog về các công nghệ mà họ đang làm việc; và cho dù ngành này gần đây đã theo kịp xu hướng ấy, số lượng và chất lượng của những đoạn clip mang tính hướng dẫn, các bài báo chuyên đề đến từ Microsoft vẫn thực sự rất ấn tượng. Những nội dung trực tuyến ấy được phụ hoạ bởi một số lượng lớn các hệ sinh thái dựa trên cộng đồng như StackOverflow. Các hệ sinh thái này tuy không thực sự đồng nhất về chất lượng nội dung, nhưng chúng cũng đã hỗ trợ rất nhiều.

 

Hơn thế nữa, khách hàng luôn có thể gọi điện thoại trực tiếp đến Microsoft để nhận được sự hỗ trợ trực tiếp hiệu quả và nhanh chóng  từ các chuyên gia từ Microsoft.  Số lượng các lựa chọn hỗ trợ là một yếu tố quan trọng để chọn Microsoft stack.

 

#7: Microsoft gắn bó với các sản phẩm của họ

 

Một vài năm trước, chọn Microsoft Silverlight làm front-end cho một ứng dụng có vẻ là một lựa chọn hợp lí. Nó từng là nơi phổ biến để kết hợp phát triển native với mã nguồn quản lý, đa số các phần tử trong đó đều đã từng là những ý tưởng tuyệt vời nhất tại thời điểm đó. Nhưng với xu hướng di động liên tục biến động và JavaScript chiếm lĩnh các bộ vi xử lí, Silverlight không còn là một sự lựa chọn khả thi. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục được hỗ trợ bởi Microsoft tới năm 2021. Microsoft gắn bó với những sản phẩm của mình, việc này thực sự tốt cho chúng ta khi mà chúng ta không thể tiên đoán trước về sự thay đổi chóng mặt của bức tranh công nghệ trong tương lại. Lựa chọn Microsoft Stack giúp đảm bảo rằng chúng ta đầu tư vào loại sản phẩm công nghệ mà luôn nhận được hỗ trợ cho dù nó không còn là thị hiếu của ngành.

 

#8: Chiếc Ô Studio Trực quan (Visual Studio Umbrella)

 

Một thập kỷ trước, tôi dành 50% thời gian của mình làm việc với Studio trực quan và 50% còn lại trong các công cụ khác. Hôm nay, sự phân bổ này dường như chuyển qua hoàn toàn cho Studio trực quan. Tầm nhìn của Microsoft cho Studio trực quan là sẽ đưa nó trở thành giải pháp số 1. Điều này là bởi tổ chức IDEs đang bắt đầu có kết quả bới rất nhiều các sản phẩm (của Microsoft và có thể không phải của Microsoft) cung cấp khả năng tương tác với Studio trực quan. Từ việc phát triển cơ sở dữ liệu với SQL Server Date Tools tới viết các phần ứng dụng iPad và Android trên Xamarin, Studio trực quan cung cấp những trải nghiệm xử lí quen thuộc cùng với sự tương tác đồng nhất cho người sử dụng. Chúng ta có thể nhận xét tương tự khi làm việc trên Microsoft Azure, một hệ thống đám mây chứa đựng rất nhiều dịch vụ (từ tổ chức cơ sở dữ liệu đến các dịch vụ di động).

Studio trực quan làm lu mờ sự phức tạp của kết cấu đám mây, giúp cho sự trải nghiệm của việc phát triển các ứng dụng đám mây đồng nhất với trải nghiệm của việc phát triển ứng dụng không thực hiện trên hệ thống đám mây. Tất cả các phần dường như vừa vắn với nhau dưới Chiếc ô Studio trực quan, giúp toàn hệ thống phát triển một cách hiệu quả.

Nguồn: Techtalk.vn

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật

Công việc liên quan