Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Tạm biệt LG G series: nhà sáng tạo không gặp thời của thế giới smartphone

Tạm biệt LG G series: nhà sáng tạo không gặp thời của thế giới smartphone

Đã đến lúc nói lời từ biệt với dòng G series của LG (kéo dài từ 2012 đến 2019). Sau 8 thế hệ với khoảng 30 phiên bản khác nhau – một thách thức thật sự cho ai nhớ nổi các cái tên này. Giờ đây LG đã đóng lại cánh cửa đối với dòng flagship này của mình, và kế thừa nó bằng chiếc LG Velvet mới.
 
Trong thế giới Android, dòng LG G series cùng các thương hiệu Galaxy S, HTC One và Xperia đã làm nên các biểu tượng của ngành công nghiệp di động. Nhưng cũng giống như các chiến binh lão thành khác của thế giới Android, LG cũng có được chỗ đứng của mình trong lòng người dùng sau cả những thành công và thất bại. Chính vì vậy, cho dù doanh số èo uột, quyết định kết thúc một dòng sản phẩm như LG G vẫn là một quyết định khó khăn và nó đang được kỳ vọng có thể mở ra một chương mới cho hành trình smartphone của LG.
 
Tạm biệt LG G series: nhà sáng tạo không gặp thời của thế giới smartphone - Ảnh 1.
 
Hãy cùng điểm lại hành trình này của LG trong nhiều năm qua.
 
Những năm đầu tươi đẹp của LG G
 
Chiếc LG Optimus G được ra mắt vào năm 2012, mang lại bước đột phá của công ty vào thị trường smartphone còn non trẻ. Đây cũng là một trong những thiết bị đầu tiên dùng bộ xử lý 4 lõi tiên tiến của Qualcomm, Snapdragon S4 Pro – một ví dụ ban đầu cho thấy LG G thường đi đầu trong cả ngành công nghiệp như thế nào. Thiết kế cục mịch của Optimus G này rất xa lạ với người dùng hiện nay, nhưng nó đã mở đường cho ấn tượng đầu tiên của dòng G series – chiếc LG G2 ra mắt năm 2013.
 
Tạm biệt LG G series: nhà sáng tạo không gặp thời của thế giới smartphone - Ảnh 2.
 
LG G2 thực sự là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm so với những người dẫn đầu ngành công nghiệp smartphone và tạo nên tiếng vang cho thành công ban đầu của công ty. Được trang bị màn hình 1080p với viền bezel tương đối mỏng so với lúc đó, một camera tuyệt vời 13MP, quay video 1080p 60fps và pin lớn đến 3.000 mAh, LG G2 cho thấy smartphone có thể thực sự làm được những gì. Hơn nữa, việc ra mắt vào tháng Chín cũng cho phép G2 được sử dụng bộ xử lý cao cấp nhất của Qualcomm trước các đối thủ cạnh tranh.
 
Công thức này tiếp tục được tinh chỉnh dành cho chiếc LG G3 và trang Android Authority đã gọi G3 là "chiếc điện thoại tốt nhất từ trước đến nay của LG và một trong những thiết bị tốt nhất của năm". Camera và thiết kế tuyệt vời, cùng với những phần mềm đi kèm thú vị, màn hình QHD hàng đầu trong ngành lúc đó. Cùng với thành công của G2 và G3, LG thực sự đã trở thành một trong những người dẫn đầu ngành công nghiệp smartphone.
 
Các thử nghiệm hướng tới giới trẻ
 
Sau thành công ban đầu, dòng LG G trở thành một nơi tiên phong thử nghiệm công nghệ mới. LG G3 là thiết bị tiên phong trang bị màn hình QHD và hệ thống lấy nét tự động bằng laser. LG G4 đi xa hơn nữa với màn hình cong, sạc không dây, cũng như mặt lưng với các vật liệu khác nhau – những công nghệ mãi sau này mới phổ biến.
 
Tạm biệt LG G series: nhà sáng tạo không gặp thời của thế giới smartphone - Ảnh 3.
 
Tuy nhiên dòng G4 lại gây ra những tranh cãi khi sử dụng Snapdragon 808 chậm hơn, thay vì Snapdragon 810 –vốn bị tai tiếng làm máy quá nhiệt vào thời điểm đó. Tránh được sự cố quá nhiệt của chip Qualcomm, nhưng G4 lại gặp phải lỗi bootloop (lỗi khởi động lại liên tục) – điều đã làm tổn hại đến danh tiếng của LG.
 
 
Dù G4 vẫn là một chiếc điện thoại tốt, nhưng LG G5 đã vượt quá ranh giới giữa tầm nhìn công nghệ và sự điên rồ. Lao theo cơn cuồng điện thoại lắp ghép như Project Ara hay Moto Z, nhưng các phụ kiện camera và âm thanh của LG lại không đến những trải nghiệm đột phá mới mẻ. Không những thế, việc sử dụng module phụ kiện cũng buộc LG phải hy sinh tính năng sạc không dây và giảm dung lượng pin – hai điểm mạnh trong smartphone của LG.
 
LG G5 cũng là thiết bị khởi đầu cho xu hướng camera góc rộng và camera kép cũng như đưa smartphone của công ty vào tầm ngắm của những tín đồ âm thanh. Tuy nhiên, tất cả những điều đó cũng không đủ bù đắp hình ảnh thương hiệu đã bị tổn hại.
 
Trở lại với triết lý cơ bản
 
Tạm biệt LG G series: nhà sáng tạo không gặp thời của thế giới smartphone - Ảnh 4.
 
Không cần phải nói LG G5 là một thảm họa như thế nào. Bất chấp các hứa hẹn về việc hỗ trợ triết lý lắp ghép, ý tưởng này nhanh chóng bị loại bỏ và trở lại các nâng cấp thông thường trên LG G6, với bộ khung kim loại kết hợp kính tuyệt đẹp, camera ổn định và âm thanh tuyệt vời. Nhưng sau khi lỡ nhịp mất 2 năm trong thế giới smartphone đầy khắc nghiệt, LG gặp khó khăn khi muốn lấy lại phong độ của mình.
 
Thế hệ kế tiếp gặp nhiều khó khăn ngay từ cái tên cho sản phẩm: LG G7 ThinQ. Phần phụ tố "ThinQ" kỳ quặc như một nỗ lực hợp nhất thương hiệu điện thoại với … chiếc tủ lạnh thông minh của họ. Không có nhiều tính năng nổi trội để hấp dẫn người dùng mới, LG còn làm fan của mình buồn lòng khi mạnh tay cắt giảm giá bán lẻ - một đòn đau đối với những người mua thiết bị từ đầu.
 
Doanh số G7 tụt xuống mức thấp thảm hại và thiết bị kế nhiệm, LG G8 ThinQ cũng không có gì khởi sắc hơn. Đây được xem như một bước ngoặt đáng buồn đối với LG khi họ thất bại trong việc tìm được chỗ đứng trong một thị trường smartphone đang ngập tràn các thương hiệu cao cấp và giá rẻ của những nhà sản xuất Trung Quốc. Trong một nỗ lực vô vọng, dòng G cố gắng tạo nên điểm nhấn nhạt nhòa với phụ kiện màn hình kép trên LG G8X ThinQ.
 
Tạm biệt LG G series: nhà sáng tạo không gặp thời của thế giới smartphone - Ảnh 5.
 
Mở đường tới Velvet
 
Sự kết thúc của thương hiệu G series đánh dấu sự thay đổi trong định hướng cho kế hoạch di động của LG. Thay vì cạnh tranh bằng cấu hình cao cấp như trước đây, LG Velvet hướng đến một "flagship dành cho số đông." Điều này nghĩa là một phần cứng cơ bản hơn và một mức giá thấp hơn.
 
Tạm biệt LG G series: nhà sáng tạo không gặp thời của thế giới smartphone - Ảnh 6.
 
Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự