Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

"Thung lũng Tử thần" - Rào cản khó vượt đối với các nhà sản xuất vật liệu chip Hàn Quốc

"Thung lũng Tử thần" - Rào cản khó vượt đối với các nhà sản xuất vật liệu chip Hàn Quốc

Hàn Quốc đang đổ nhiều nguồn lực của mình để thực hiện việc sản xuất trong nội địa đối với các vật liệu công nghệ cao của ngành bán dẫn nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào Nhật Bản. Tuy nhiên, việc thu hẹp khoảng cách công nghệ với các nhà cung cấp Nhật Bản là điều khó hơn tưởng tượng.

Việc Nhật Bản áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu trong tháng Bảy đối với các vật liệu sản xuất chip đã khiến Hàn Quốc nhận ra thực tế rằng, ngành công nghiệp xương sống của họ lại đang phụ thuộc nặng nề vào công nghệ Nhật Bản. Hơn nữa những nỗ lực trong quá khứ của Hàn Quốc nhằm tự sản xuất khí ga ăn mòn nội địa đều kết thúc trong thất bại, khi gặp phải "Thung lũng Tử thần" - thuật ngữ chỉ việc thương mại hóa các thành quả của quá trình R&D.

Thung lũng Tử thần - Rào cản khó vượt đối với các nhà sản xuất vật liệu chip Hàn Quốc - Ảnh 1.
 

Chưa thể nội địa hóa 100%

Tuy nhiên, giữa tháng 10 vừa qua, truyền thông Hàn Quốc đã rất hoan hỉ với thông tin rằng LG Display đã thành công trong việc nội địa hóa hoàn toàn việc sản xuất Hydrogen Fluoride, hóa chất quan trọng cho việc sản xuất các màn hình tiên tiến. Nhiều người đã xem đây như một bước đột phá quan trọng xuất hiện sau khi lệnh hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản được đưa ra mới chỉ hơn 100 ngày.

Nhưng gọi quá trình sản xuất đó là nội địa hóa 100% dường như là một tuyên bố quá đà.

Để sản xuất khí ga ăn mòn đó, LG Display sử dụng Hydrogen Fluoride chứa tạp chất, vốn không nằm trong danh mục kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản. Thay vì nhập khẩu sản phẩm cuối của Nhật Bản, LG Display đã mua loại khí ga ăn mòn lẫn tạp chất này từ Nhật và xử lý chúng để tạo thành sản phẩm cuối. Đây được xem như động thái nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi logistic và được LG Display thực hiện từ trước khi Nhật Bản kiểm soát xuất khẩu.

Thung lũng Tử thần - Rào cản khó vượt đối với các nhà sản xuất vật liệu chip Hàn Quốc - Ảnh 2.

Tuyên bố tự sản xuất được khí ga ăn mòn, nhưng thật ra LG Display vẫn phải mua hóa chất thô từ Nhật Bản để tinh chế lại.

Trong tháng Tám, chính phủ Hàn Quốc đánh dấu bước đi đầu tiên nhằm phát triển sản xuất trong nước đối với 100 loại vật liệu, linh kiện và thiết bị sản xuất với mục tiêu chấm dứt sự phụ thuộc vào Nhật Bản trong vòng 5 năm tới. Hàn Quốc cam kết rót 1.000 tỷ Won (tương đương 866 triệu USD) mỗi năm và tìm kiếm các nhà cung cấp từ nơi khác trong năm tới đối với 20 mặt hàng xuất khẩu của Nhật, bao gồm 3 loại hóa chất nằm trong diện kiểm soát xuất khẩu.

Nhưng kế hoạch này cũng tương tự như kế hoạch phát triển vật liệu và linh kiện được Seoul đưa ra vào năm 2001, chỉ khác ở quy mô ngân sách và các vật liệu mục tiêu.

Trên thực tế, Seoul đã liên tục cập nhật kế hoạch này mỗi khi căng thẳng với Tokyo bùng phát. Năm 2009, tổng thống Lee Myung-bak đã tiết lộ phiên bản mới của kế hoạch này nhằm giảm sự thâm hụt thương mại với Nhật Bản. Tổng thống Park Geun-hye cũng từng đưa ra phiên bản 3 và 4 của kế hoạch này khi quan hệ giữa hai bên căng thẳng do vấn đề phụ nữ mua vui thời chiến tranh.

Thung lũng Tử thần - Rào cản khó vượt đối với các nhà sản xuất vật liệu chip Hàn Quốc - Ảnh 3.

Khí ga ăn mòn (etching gas) là một trong các sản phẩm quan trọng nhất cho quá trình sản xuất chip của Hàn Quốc.

Trên thực tế thâm hụt thương mại giữa Hàn Quốc với Nhật Bản đối với các loại linh kiện và vật liệu này đã giảm trong nhiều năm qua, từ mức đỉnh 24,2 tỷ USD năm 2010 xuống còn 15,1 tỷ USD trong năm 2018. Nhưng Hàn Quốc vẫn tiếp tục phụ thuộc Nhật Bản để có được các sản phẩm này, đặc biệt là các linh kiện và vật liệu công nghệ cao cấp.

Vậy tại sao Hàn Quốc lại khó nội địa hóa hoàn toàn việc sản xuất các hóa chất này đến vậy?

Một quan chức cấp cao của một hãng điện tử Hàn Quốc từng đưa ra câu trả lời ngắn gọn cho vấn đề này: "Các sản phẩm Nhật Bản đáp ứng được cả 3 điều kiện: chất lượng, giá thành và tốc độ giao hàng."

"Các công ty Hàn Quốc có thể làm được những vật liệu này nếu họ cố gắng, nhưng họ sẽ gặp phải tỷ lệ hư hỏng cao hơn hoặc giá quá cao. Vì vậy rất khó cho chúng tôi nếu muốn chấp nhận sản phẩm của họ. Giá thành và thời gian giao hàng là những phần quan trọng của chất lượng."

Yun Jong-yong, cựu phó chủ tịch của Samsung Electronics, cho biết: "Có một rào cản rất cao được gọi là Thung lũng Tử thần giữa việc R&D và thương mại hóa sản phẩm. Rất khó cho các công ty Hàn Quốc vượt qua rào cản đó. Nhật Bản có trình độ chuyên sâu về việc hoàn thiện quá trình sản xuất. Nỗ lực để mang lại kết quả trong ngắn hạn sẽ không thực hiện."

Thung lũng Tử thần - Rào cản khó vượt đối với các nhà sản xuất vật liệu chip Hàn Quốc - Ảnh 4.
 

Nhưng lần này Hàn Quốc cho thấy nỗ lực tối đa của mình. Họ buộc các tập đoàn khổng lồ như Samsung và Hyundai Motors không chỉ hứa hẹn về hỗ trợ công nghệ mà còn đảm bảo thu mua sản phẩm từ các nhà cung cấp tầm trung.

Ngày 10 tháng 10, Samsung Electronics ký một biên bản ghi nhớ về việc hợp tác với các nhà cung cấp tầm trung tại nhà máy màn hình ở tỉnh Nam Chungcheong. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hiện diện tại sự kiện này.

Nhưng trên thực tế, các tập đoàn khổng lồ của Hàn Quốc vẫn lựa chọn tiếp tục hợp tác với các nhà cung cấp Nhật Bản. Cho dù họ nhận ra rủi ro của việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp Nhật Bản, các công ty không muốn lãng phí thời gian quý giá để trông chờ các nhà cung cấp trong nước phát triển thành công.

Một quan chức cấp cao của một tập đoàn Hàn Quốc cho biết: "Kế hoạch của chúng tôi là tìm kiếm vật liệu chất lượng tốt nhất trong các điều kiện tốt nhất. Việc sản xuất trong nước không phù hợp với logic kinh tế. Sự phân công lao động với các quốc gia như Nhật Bản là điều lý tưởng."

Có lẽ việc vượt qua "Thung lũng Tử thần" để đạt tới mức độ thương mại hóa là một điều không dễ với tầm nhìn của chính phủ Hàn Quốc.

Tham khảo Nikkei Asian Review

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật

Công việc liên quan