Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Nữ CEO xinh đẹp của startup xét nghiệm máu 'cú lừa thế kỷ' tự nhận 'mắc bệnh tâm lý' nhằm kháng án

Nữ CEO xinh đẹp của startup xét nghiệm máu 'cú lừa thế kỷ' tự nhận 'mắc bệnh tâm lý' nhằm kháng án

Nguồn tin từ thung lũng Silicon cho biết, cựu CEO Theranos là Elizabeth Holmes hiện đang muốn kiểm tra để xác định mắc một "bệnh tâm lý" nhằm làm bằng chứng chống lại phiên tòa cáo buộc cô này tội gian lận, lừa đảo.

Khả năng về tình trạng kể trên được tiết lộ vào ngày thứ 4 khi tòa án đang xem xét vụ việc và chỉ đạo rằng các công tố viên có thể trực tiếp kiểm tra vấn đề tâm lý của Holmes. Chỉ thị mới nhất được đưa ra nằm trong quá trình xét xử vụ án cáo buộc kế hoạch của nhà sáng lập startup thử máu cho kết quả sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng, nhà đầu tư. Trước đó, Holmes được cho là đưa ra bằng chứng về mình bị mắc một căn "bệnh tâm lý" hay một tình trạng tâm lý khác khiến cô này "gây ra vấn đề về sai phạm".

Nữ CEO xinh đẹp của startup xét nghiệm máu cú lừa thế kỷ tự nhận mắc bệnh tâm lý nhằm kháng án - Ảnh 1.
 

Holmes ban đầu nhắm tới việc nhận được xác nhận mắc bệnh tâm lý từ Mindy Mechanic – một nhà tâm lý học tại Đại học bang California ở Fullerton. Mechanic là chuyên gia về chấn thương tâm lý, tập trung vào những hành động bạo lực chống lại phụ nữ và thường cung cấp những xác nhận chuyên môn về những trường hợp liên quan tới "vi phạm giữa các cá nhân với nhau".

Tuy nhiên tòa án quận nơi thụ lý vụ án của Holmes là Edward j. Davila đã bác bỏ ý định sử dụng kết quả kiểm tra tư nhân của Holmes và yêu cầu cô này buộc phải đệ trình kiểm tra tâm lý bởi các chuyên gia chính phủ.

"Tòa án đã đồng ý rằng các chuyên gia của chính phủ phải là đơn vị thực hiện và đưa ra kết quả kiểm tra vấn đề tâm lý của Holmes".

Holmes và bạn trai cũ của cô này, cũng là cựu chủ tịch Theranos là Rames Sunny Balwani đã bị buộc tội công bố thông tin sai về thiết bị của công ty có thể gây ra những xét nghiệm máu với chỉ một vài giọt máu và lừa nhà đầu tư, bác sỹ cũng như bệnh nhân về độ chính xác của kết quả. Theranos – trước đó thu hút được rất nhiều nhà đầu tư tên tuổi rót tiền vào đây đẩy giá công ty lên 9 tỷ USD trước khi bị phát hiện về hành vi sai trái.

Davila đã quyết định vào tháng 3 rằng Holmes và Balwani phải đối mặt với những phiên tòa riêng biệt.

Phiên tòa của Holmes đã bị hoãn vì dịch Covid-19 và hiện đang dự kiến diễn ra vào tháng 3. Trong khi đó phiên tòa xét xử Balwani sẽ diễn ra sau đó.

Kevin Downey và Lance Wade – luật sư đại diện của Holmes không đưa ra phản hồi từ Bloomberg.

Từng được ca ngợi là "Steve Jobs phiên bản nữ"

Những ngày đầu mới thành lập Theranos, Holmes được ca ngợi như phiên bản nữ của Steve Jobs với ý tưởng kinh doanh vô cùng thu hút. Với tầm nhìn chiến lược dựa trên ý tưởng sử dụng công nghệ độc quyền vào việc thử máu và chỉ cần dùng một mẫu máu nhỏ, CEO Elizabeth Holmes đã trở thành một hiện tượng, thậm chí được lên trang bìa của các tạp chí kinh doanh lớn. Còn start-up Theranos được ca ngợi là bước đột phá trong thị trường công nghệ thử máu và được định giá lên tới 9 tỷ USD.

Tuy nhiên, đầu tháng 2/2015, phóng viên điều tra John Carreyrou của tờ Wall Street Journal, đã có một vài thông tin về Theranos và sau đó ông liên lạc với một giám đốc phòng thí nghiệm cũ tại Theranos - người này đã nói với ông về những thực hành phi đạo đức và có hại tại công ty. Những âm mưu bắt đầu bị bại lộ kể từ đó.

các nhà khoa học đã bắt đầu nêu lên một số câu hỏi về các công nghệ của công ty và phóng viên Carreyrou hé lộ câu chuyện về cuộc điều tra chống lại công nghệ xét nghiệm máu của Theranos. Sau đó, CEO Elizabeth phải lên sân khấu và xuất hiện trên truyền hình để bảo vệ công ty trong những tuần sau đó.

Theranos liên tục đối mặt với hàng loạt cáo trạng về pháp lý khác, khi bị FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm) kiểm tra phòng thí nghiệm và nói rằng công ty đang vận chuyển một "thiết bị y tế không rõ ràng". Còn trung tâm dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe đã trích dẫn những lo ngại rằng một trong những phòng thí nghiệm của Theranos đặt ra "nguy cơ tức thì" cho bệnh nhân.

Theranos không chỉ là một phi vụ lừa đảo xôn xao dư luận mà đằng sau đó còn là sự tham vọng của các nhà đầu tư vào dự án của Thung lũng Silicon. Bởi ngay từ khi ra đời đã thu hút sự chú ý đông đảo từ nhiều giới, chứ không riêng giới công nghệ và trở thành một "miếng bánh béo bở" đầy hấp dẫn về khởi nghiệp.

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự