Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Ngược dòng thời gian: Điện thoại màn hình trượt, từ sự thống trị đến bị khai tử và hồi sinh để rồi sẽ chết một lần nữa?

Ngược dòng thời gian: Điện thoại màn hình trượt, từ sự thống trị đến bị khai tử và hồi sinh để rồi sẽ chết một lần nữa?

Thiết kế màn hình trượt đang dần trở lại trên thị trường điện thoại sau một thời gian dài biến mất. Trong những ngày đầu tiên, chính kiểu thiếu kế này đã giúp điện thoại nhỏ ngọn, phong cách hơn và hạn chế người dùng vô tình nhấn vào các phím bấm. 

Trong thời đại smartphone, màn hình trượt đã mất chỗ đứng vì người ta không còn cần phím nữa mà chỉ cần có một màn hình lớn. Tuy nhiên, kiểu thiết kế này đang dần trở lại cũng do người dùng muốn màn hình lớn hơn, viền mỏng hơn và không có tai thỏ. Nếu như lúc trước, phần trượt thường chứa bàn phím thì giờ đây, phần này chứa camera selfie và các cảm biến, giúp giải phóng không gian cho mặt trước máy.

Theo dữ liệu của GSMArena, đỉnh điểm của thiết kế trượt là vào khoảng năm 2007-2009 với đến 109 mẫu điện thoại trượt ra mắt chỉ trong năm 2009. Tuy nhiên ngay sau đó là sự tuột dốc không phanh.

Ngược dòng thời gian: Điện thoại màn hình trượt, từ sự thống trị đến bị khai tử và hồi sinh để rồi sẽ chết một lần nữa? - Ảnh 1.

Nokia N95 8GB ra mắt tháng 8/2007 và là một trong những điện thoại nổi bật nhất lúc bấy giờ

Cũng trong khoảng thời gian nói trên, rất nhiều người dùng quan tâm đến điện thoại trượt. Biểu đồ của GSMArena cho thấy có 32% số lượt người truy cập trang của là để xem thông tin về các mẫu điện thoại trượt.

Ngược dòng thời gian: Điện thoại màn hình trượt, từ sự thống trị đến bị khai tử và hồi sinh để rồi sẽ chết một lần nữa? - Ảnh 2.

Đồ thị của GSMArena. Màu xanh là lượng điện thoại màn hình trượt ra mắt. Màu đỏ là mức độ phổ biến của điện thoại màn hình trượt và mà vàng là của điện thoại nắp gập.

Có lẽ bạn cũng đã biết lý do vì sao sau năm 2007-2009, những chiếc điện thoại trượt dần biến mất trên thị trường, đó chính là bởi sự ra mắt của iPhone. iPhone đã thuyết phục khách hàng rằng màn hình cảm ứng là đủ, không cần phím nữa. Năm 2008, Android lại cho người dùng thấy rằng Symbian đã lỗi thời, vốn là hệ điều hành trên nhiều điện thoại trượt bấy giờ, Symbian biến mất đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải đi theo xu hướng mới. Sau đó các chiếc Android có màn hình trượt cũng dần mất đi.

Ngược dòng thời gian: Điện thoại màn hình trượt, từ sự thống trị đến bị khai tử và hồi sinh để rồi sẽ chết một lần nữa? - Ảnh 3.

Kẻ giết chết màn hình trượt chính là iPhone và thời đại thuần cảm ứng mà nó mang đến

Trong thời kỳ đầu của Android, vẫn còn một số sản phẩm dùng cơ chế trượt như HTC Dream (T-Mobile M1), cơ chế trượt của mẫu máy này dùng để che bàn phím QWERTY vật lý bên dưới, chừa chỗ cho màn hình và các nút bấm cơ bản ở mặt trên, cũng gần giống như các điện thoại trượt khác ở thời kỳ trước smartphone.

Ngược dòng thời gian: Điện thoại màn hình trượt, từ sự thống trị đến bị khai tử và hồi sinh để rồi sẽ chết một lần nữa? - Ảnh 4.

BlackBerry Priv (2015) là smartphone cuối cùng có màn hình trượt trước khi thiết kế này biến mất

BlackBerry Priv (2015) là chiếc smartphone trượt cuối cùng trước khi cách thiết kế này biến mất trên thị trường, rồi sau đó là hai năm yên lặng.

Đến 2018, bỗng nhiên chúng ta có đến 4 chiếc smartphone trượt, (5 nếu tính cả Vivo NEX) và OPPO Find X và Vivo NEX có cơ chế trượt của cả hai có khác một chút khi sử dụng motor để tự trượt camera, còn ba mẫu còn lại của Honor, Lenovo và Xiaomi thì dùng cách trượt tay.

Ngược dòng thời gian: Điện thoại màn hình trượt, từ sự thống trị đến bị khai tử và hồi sinh để rồi sẽ chết một lần nữa? - Ảnh 5.

OPPO Find X với cơ chế trượt tự động

Dù thế nào đi nữa, cả 5 mẫu smartphone này đều dùng cơ chế trượt để giải quyết vấn đề tai thỏ trên, đem camera selfie vào hệ thống trượt và dành toàn bộ mặt trước cho màn hình.

Ngược dòng thời gian: Điện thoại màn hình trượt, từ sự thống trị đến bị khai tử và hồi sinh để rồi sẽ chết một lần nữa? - Ảnh 6.

Mi MIX 3 với cơ chế trượt tay

Nếu bạn nhìn lại biểu đồ trên thì sẽ thấy còn có một đường màu vàng, đó chính là độ phổ biến của điện thoại nắp gập, chúng khá phổ biến trong thời kỳ 2003-2005 và có lẽ đáng nhớ nhất chính là chiếc Motorola RAZR.

Điện thoại nắp gập đã bị điện thoại trượt chiếm ngôi vương và sau đó vài năm, đến lượt điện thoại dạng thanh với màn hình cảm ứng vươn lên dẫn đầu và xoá sổ hoàn toàn dạng trượt trong 2 năm.

Ngược dòng thời gian: Điện thoại màn hình trượt, từ sự thống trị đến bị khai tử và hồi sinh để rồi sẽ chết một lần nữa? - Ảnh 7.

Màn hình đục lỗ được cho là xu hướng 2019 và có thể lại một lần nữa giết chết màn hình trượt

Nhưng với 5 mẫu smartphone ra mắt trong năm 2018, liệu cách thiết kế này có trở lại phổ biến như xưa không? Điều này chỉ người dùng mới quyết định được. Tuy nhiên, khả năng có thể sẽ không cao vì giờ đây, các hãng đã bắt đầu chạy theo cách thiết kế màn hình đục lỗ do Samsung khởi xướng.

Nguồn: GenK.

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật

Công việc liên quan